KHAI SILK FRAUD – MADE-IN-CHINA SCANDAL

Bài viết phi lợi nhuận, nhằm mục đích lưu trữ và đưa ra ý kiến cá nhân của mình về 1 vấn đề nào đó mình thấy hay.
Tiếng Việt ở phía dưới.

Khai Silk was once regarded as one of Vietnam’s top-tier textile producers with a 30 year history. Khai Silk is now facing a serious allegation that may bring down the brand as local consumers urge a complete boycott of Khai Silk products.
The Khai Silk scandal broke out when a customer bought 60 Khai Silk-branded scarves at the Hang Gai shop in Hanoi for VND644,000 ($28) each. However, one scarf had two tags including “Khai Silk Made in Vietnam” and “Made in China.” The customer said they checked the rest of the scarves and found signs that other “Made in China” tags had been removed.
Khai Silk Group Chairman, Mr. Khai said in an interview that the scarves were imported from China. He has apologized and offered compensation to customers. Mr. Khai admitted that Khai Silk had been selling “Made-in-China” products since the 1990s. This deception has widely affected many customers.
According to Vietnam’s Law on Consumer Protection, Khai Silk has violated several regulations including Origin[1] and Counterfeit goods[2] by putting “Made in Vietnam” tags onto Chinese- made products.
Further, since the damages related to this violation has exceeded VND 30,000,000 ($1315), the case has satisfied conditions to transfer this case to the Economic Investigation Agency to investigate the case[3].
Moreover, considering the seriousness of these acts of violating the provisions of law in commercial business, the investigating bodies still need other incriminating evidence to clarify the elements which constituted this violation in order to take this case further to criminal court.
The elements comprising this violation include: (1)The subject matter of the crime in relation to the Khai Silk Group and its affiliated stores (the specific store at 113 Hang Gai selling products labeled as fake); and (2)The objective of the crime is to determine the method of violation of Khai Silk and the damages from the violation to society and objects as protected by law.




[1] Article 15 of Decree 43/2017/ND-CP dated April 14th, 2017 of the Government on good labels.
[2] Article 3(8.e) of Decree 185/2013/ND-CP dated November 15th, 2013 of the Government on the penalties of administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit goods or banned goods and protection of consumer rights.
[3] Article 192(1) of Criminal Code 2015 No. 100/2015/QH13.




Khaisilk từng được coi là nhà sản xuất hàng dệt may hàng đầu của Việt Nam với lịch sử hơn 30 năm. Bây giờ, Khaisilk đang phải đối mặt với một cáo buộc nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng thương hiệu khi người tiêu dùng đang yêu cầu một cuộc tẩy chay hoàn toàn.
Vụ tai tiếng xảy ra khi một công ty mua 60 chiếc khăn mang nhãn hiệu Khaisilk tại cửa hàng Hàng Gai ở Hà Nội với giá 644.000 đồng (28 đô la) mỗi chiếc. Tuy nhiên, một chiếc khăn đã có hai nhãn bao gồm "Khaisilk Made in Vietnam" và "Made in China", phần còn lại của lô hàng có dấu hiệu cắt bỏ nhãn mác “Made in China”.
Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk, ông Khải, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng những chiếc khăn lụa của công ty được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông đã xin lỗi và đề nghị bồi thường cho khách hàng. Ông Khải cũng thừa nhận rằng công ty của ông đã bán các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc từ những năm 1990. Sự lừa dối này đã làm ảnh hưởng nhiều khách hàng.
Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Khaisilk đã vi phạm một số quy định bao gồm Xuất xứ hàng hóa[1] và Kinh doanh hàng giả[2] bằng cách đưa nhãn "sản xuất tại Việt Nam" vào các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc. Xét về quy mô cũng như mước độ thiệt hại, hành vi vi phạm này đã vượt qua mức 30 triệu đồng (1315 đô la), vụ việc đã đủ căn cứ, điều kiện để chuyển cho cơ quan điều tra kinh tế để điều tra và làm rõ[3].
Thêm vào đó, xét tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cơ quan điều tra vẫn cần làm rõ các bằng chứng khác để xác định yếu tố cấu thành tội phạm để  chuyển vụ việc cho tòa án hình sự, bao gồm (1) Mặt chủ thể của tội phạm trong mối liên hệ giữa tập đoàn Khaisilk và các cửa hàng trực thuộc của tập đoàn này, cũng như cửa hàng cụ thể tại số 113 Hàng Gai trong việc kinh doanh các sản phẩm có nhãn mác giả; và (2) Mặt khách quan của tội phạm để xác định phương thức vi phạm của Khaisilk và những thiệt hại từ sự vi phạm đối với xã hội và đối tượng được pháp luật bảo vệ.


[1] Điều 15 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về  Nhãn hàng hóa
[2] Điểm e, Khoản 8, Điều 3 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
[3] Khoản 1 Điều 192, Bộ Luật hình sự 2015.

Comments

Popular posts from this blog

[Tài liệu] Guqin - Cổ cầm

葬花吟 - Táng Hoa Ngâm - Burry the Flower ( Sheet )

[Tiếng Hàn] Korean 1 by Language Education institute Seoul National University.