[Sưu tầm] Mọi thứ liên quan đến 1 hồ sơ xin việc bằng tiếng Việt
Nhìn là biết mình là sinh viên rồi, hoặc nói khác hơn là đang trong thời gian thất nghiệp dài hạn và ăn bám không còn giới hạn.
Bước đầu tiên là :
Bí quyết viết hồ sơ xin việc trực tuyến hiệu quả
Một trong những nhân tố giúp bạn trẻ thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng là cần phải chuẩn bị cho mình một bảng sơ yếu lý lịch tuyệt vời để “ra mắt” nhà tuyển dụng. Vì hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên tạo ấn tượng mạnh mẽ nơi nhà tuyển dụng, chính vì điều đó bạn phải chuẩn bị nó thật kỹ để thể hiện những kinh nghiệm và mô tả về bản thân một cách tốt nhất, có lợi nhất cho bạn. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý để tạo một hồ sơ trực tuyến hiệu quả.
Tạo một ấn tượng ban đầu mạnh mẽ
Hầu hết nhà tuyển dụng thường dành chưa tới 30 giây để đọc CV của bạn. Vì vậy, ấn tượng ban đầu là rất quan trọng.
Chẳng hạn khi đọc một bài báo, bao giờ bạn cũng đọc lướt những dòng đầu tiên, sau đó mới quyết định xem có đọc tiếp hay không. Tương tự như vậy, nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV của bạn và nhìn vào một điểm nhấn duy nhất trong đó mà thôi. Vì thế, hãy tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng việc chú trọng đến điểm nổi bật nhất của bạn.
Bạn có thể nhờ một người đáng tin cậy để chỉnh sửa CV cho bạn. Đây là cách rất tốt giúp bạn vượt qua những thách thức và gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Tất nhiên, cách rẻ nhất vẫn là bạn tự chỉnh sửa nó. Có rất nhiều cuốn sách và websites cung cấp các mẫu CV, bạn có thể đọc để tham khảo và hoàn chỉnh cv của bạn giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Thu thập thông tin
Điều trước tiên bạn cần phải lưu ý là mục tiêu của bạn khi viết resume. Bạn nên trả lời được các câu hỏi chẳng hạn như: Bạn viết resume này cho vị trí nào? những yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí ấy là gì? khi nắm rõ những mô tả cụ thể từ phía nhà tuyển dụng và hiểu được sự thích hợp của bản thân cho vị trí ấy ở mức nào, bạn có thể bắt đầu viết một cv hiệu quả và thu hút nhà tuyển dụng.
Nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân
Đầu tiên, hãy chỉ ra điểm mạnh của bạn bởi nhà tuyển dụng thường không có thời gian đọc hết một đoạn văn dài trong CV để tìm ra những kỹ năng quan trọng của bạn. Do vậy, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây. - Viết các tiêu đề cho CV hoặc slogan ấn tượng gắn với vị trí, ước muốn mà bạn dự tuyển vào công ty.
Tiêu đề là cái mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn nó đầu tiên. Những CV được chú ý nhiều nhất thường có những tiêu đề bắt mắt và hấp dẫn người đọc.
- Dùng những động từ có tác động mạnh để làm nổi bật các kỹ năng. Từ khoá là những tính từ và danh từ để miêu tả những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Bạn viết dài, không sao đối với một bản CV trực tuyến, nhưng sẽ rất khó để nhà tuyển dụng có thể nhận ra các kỹ năng của bạn nếu không có các từ khoá.
- Nêu những thành quả của bạn. Nếu một ứng cử viên sử dụng những con số, hoặc một danh sách các thành quả thì sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá bạn.
Viết đơn giản, ngắn gọn, xúc tích
Bỏ tất cả các ký hiệu, các câu chữ trừu tượng trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng và nhớ đừng quên chỉnh sửa nó. Hãy kiểm tra các lỗi về chính tả và ngữ pháp. Tốt hơn, bạn nên nhờ một người khác xem giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Lưu ý khi gửi
Khi viết CV trực tuyến, để có thể nổi bật trước hàng trăm đối thủ, bạn cần phải tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho CV của mình. Với một CV ngắn gọn, sáng sủa cùng với một chút nghệ thuật marketing tới nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Cách viết sơ yếu lý lịch ( Tóm tắt 3 điểm chính )
Con đường tìm kiếm việc làm của bạn thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn trước đó. Bản sơ yếu lý lịch chính là viên gạch đặt nền móng cho quá trình tìm việc nên nó cần phải được chú trọng và hoàn thiện. Giai đoạn chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng là tiếp điểm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng, cho nên, hãy viết một bản sơ yếu lý lịch khiến cho nhà tuyển dụng khi đọc cảm thấy rằng bạn là một trong những ứng cử viên sáng giá và họ cần phải gặp được bạn.
Hãy viết một cách rõ ràng các mục nhà tuyển dụng yêu cầu
Thử thách đầu tiên trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn chính là làm sao để vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ. Nếu bạn không thể làm cho nhà tuyển dụng trở nên chú ý khi đọc Sơ yếu lý lịch của bạn thì đừng mong bạn sẽ được mời đi phỏng vấn.
Điều quan trọng nhất là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân và làm thế nào để bạn trở thành người tỏa sáng trong hàng chục, hàng trăm đối thủ khác?
Sau đây là 3 yếu tố cần đạt được để có thể giúp bạn tạo ra một bản sơ yếu lý lịch thành công:
1. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” dễ nhìn
Một yêu cầu không mới nhưng chưa bao giờ cũ và luôn đúng với mọi môi trường đó là làm nổi bật sơ yếu lý lịch của bạn với những nội dung và hình thức “bắt mắt”. Như một phản xạ vật lý tự nhiên, ban tuyển dụng thường bị thu hút bởi những bản sơ yếu lý lịch gọn gàng và trình bày khoa học.
Hồ sơ của bạn sẽ bị lẫn trong hàng chục thậm chí là hàng trăm hồ sơ xin việc khác. Vì vậy, ban tuyển dụng sẽ không thể đọc hết tất cả các hồ sơ một cách chi tiết ngoại trừ những bản sơ yếu thực sự nổi bật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù trong lý lịch của mình, bạn có viết những điều tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa mà trông rất khó coi thì việc nhà tuyển dụng bỏ qua hồ sơ của bạn để dời đến một bản Sơ yếu lý lịch khác là một điều dễ hiểu. Để điều này không xảy ra, đầu tiên, bạn hãy cố gắng viết một bản sơ yếu lý lịch thật dễ nhìn: Minh bạch với bố cục rõ ràng và lô gích; Nhất quán – dùng phông và kiểu chữ thống nhất.
Bạn hãy sắp xếp các tiêu mục một cách khoa học, làm nổi bật các điểm mạnh với độ dài vừa phải, tránh cảm giác “ngại” đọc thường xảy ra với các nhà tuyển dụng.
=> Tóm lại : Đẹp, Độc, lạ
2. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” dễ hiểu
Điều gì có thể giúp bạn không bị từ chối ở vòng sơ tuyển hồ sơ khi nhà tuyển dụng thường chỉ xem lướt qua bản sơ yếu lý lịch chỉ trong vòng 10-15 giây? Lúc này, một bản sơ yếu ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu đối với nhà tuyển dụng sẽ phần nào quyết định được.
Quan trọng là bạn có thể tính trước được những nội dung trong CV có thể khiến nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy băn khoăn, thắc mắc khi đọc tới hay không và hãy viết luôn câu trả lời cho những nghi vấn đó. Có một vấn đề mà bạn cần phải chú ý đó là đừng “quá tin tưởng” vào nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng nắm rõ tất cả những khái niệm hay vấn đề liên quan đến nội dung công việc trước đây của bạn. Đã có rất nhiều người trong số những người ứng tuyển cho rằng chỉ cần viết tên công ty hoặc tên bộ phận mình đã từng làm việc thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu nội dung công việc cũng như hiệu suất làm việc của mình. Bạn hãy vứt bỏ đi suy nghĩ rằng “Chỉ cần viết tóm tắt thôi thì nhà tuyển dụng cũng sẽ vẫn hiểu được”
Khi bạn ứng tuyển vào một công ty có lĩnh vực kinh doanh khác với các công ty mà bạn đã từng làm thì trong sơ yếu lý lịch nên hạn chế việc sử dụng những từ ngữ chuyên ngành. Nếu như bắt buộc phải viết như vậy, thì hãy cố gắng viết kèm theo những chú giải, để bất cứ ai khi đọc cũng đều có thể hiểu.
Khi bạn muốn đưa ra những thành tích mà bản thân đã đạt được trong công việc trước kia như thành tích cải thiện doanh thu hay chi phí, hãy cố gắng đưa ra những con số cụ thể. Và để có thể truyền đạt được giá trị của những con số đó, bạn hãy đưa ra thêm những thông tin như ở công ty trước kia, doanh số của bạn đứng thứ mấy hoặc so với những năm trước đó đã tăng lên như thế nào. Làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thực lực của bạn một cách chính xác hơn.
Tóm lại : Viết thì ai cũng đọc cũng hiểu
3. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” phù hợp với vị trí ứng tuyển và phù hợp với nhà tuyển dụng.
Trọng điểm thứ 3 để có thể viết một bản lý lịch có hiệu quả đó là việc tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng và viết một bản Sơ yếu lý lịch phù hợp nhất với nhà tuyển dụng đó. Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là phải tìm hiểu xem họ cần gì và họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.
Bạn nên chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch bạn gửi đều phải tùy biến theo vị trí và yêu cầu của công ty. Đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như nhà tuyển dụng làm về lĩnh vực dịch vụ nhưng trong bản “Sơ yếu lý lịch” lại viết “Muốn làm việc trong lĩnh vực sản xuất”, trường hợp khác, vị trí ứng tuyển là nhân viên kinh doanh nhưng trong bản lý lịch lại viết “Muốn làm công việc liên quan đến nhân sự”. Những bản lý lịch như thế này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đã không thực sự tìm hiểu về công ty và chỉ dùng cùng một bản lý lịch để gửi cho rất nhiều công ty khác nhau.
Đầu tiên, bạn hãy xác định xem mình muốn làm công việc gì và tại một doanh nghiệp như thế nào. Tiếp đó, hãy nêu lên lý do tại sao bản thân bạn lại ứng tuyển vào doanh nghiệp đó.
Nói một cách cụ thể, từ kinh nghiệm của bản thân, bạn hãy xác định những điều mà nhà tuyển dụng đang mong đợi ở bạn và có thể sẽ thấy hứng thú khi đọc, những điểm này có thể giải thích vì sao kinh nghiệm của bản thân bạn lại phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hãy trình bày kỹ và làm rõ về nó hơn so với những điểm khác.
Nếu muốn hồ sơ của bạn được chọn thì bạn nên trình bày chính những thông tin mà đối phương đang muốn biết. Rất nhiều ứng viên bị rơi vào tình trạng toàn viết ra nguyện vọng của mình mà không nhận ra rằng, điều mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là: kinh nghiệm và sở trường (khả năng) của bạn là gì và bạn sẽ phát huy nó trong công việc như thế nào?
Trong đó, để có thể truyền đạt những thông tin về bạn đến nhà tuyển dụng, bạn cần phải đặc biệt làm rõ những sở trường chính của bạn, những kinh nghiệm làm việc một cách tóm tắt và chi tiết. Cùng với thành tích của mình, bạn cũng nên chia sẻ thêm về nguyện vọng cũng như cách thức để phát huy những kinh nghiệm đó như thế nào.
Bằng cách tìm hiểu, ý thức được về nhà tuyển dụng và viết một bản “Sơ yếu lý lịch” thực sự phù hợp, bạn sẽ có thể để lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng và cơ hội được mời đi phỏng vấn của bạn là rất cao.
8 điểm cần lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch
Khi nhà tuyển dụng và bạn chưa gặp nhau, sơ yếu lý lịch chính là cơ hội duy nhất và hữu hiệu nhất để bạn “tiếp thị” hình ảnh của mình đến với họ. Vậy làm thế nào để CV của bạn có thể dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng?
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để có được một bản sơ yếu lí lịch ấn tượng đối với nhà tuyển dụng:
1. Hãy viết một bản Sơ yếu lý lịch dễ nhìn, dễ hiểu và phù hợp với nhà tuyển dụng
Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì vậy, bạn có được mời đi phỏng vấn hay không phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng có bị bản sơ yếu lý lịch của bạn thu hút hay không. Từ đó, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân.
Nếu bạn chưa đọc về điều này thì có thể tham khảo bài viết trước đây:
Cách viết sơ yếu lý lịch (tóm tắt 3 điểm chính)
2. Hãy viết về tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn
Bạn hãy ghi tất cả những doanh nghiệp nơi bạn đã có kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể viết về kinh nghiệm làm thêm nhưng nếu bạn đã đi làm chính thức thì về cơ bản, không cần thiết phải ghi những kinh nghiệm làm thêm này.
Trong trường hợp, công ty mà bạn từng làm việc có sự thay đổi về tên, hoặc liên doanh với công ty khác như mua lại và sáp nhập v.v.. thì bạn cũng không cần phải ghi thành 2 mục riêng. Chỉ cần ghi chú sự thay đổi này là đủ.
3. Hãy liệt kê nội dung công việc cũng như một vài thông tin về công ty
Thông thường, khi bạn tham khảo các bản Sơ yếu lý lịch khác, bạn sẽ thấy có rất nhiều người không ghi thông tin về những công ty mà họ đã có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng là một sự thiếu sót, bạn nên viết thêm một vài thông tin như lĩnh vực hoạt động, quy mô,… của công ty đó.
Ví dụ về cách ghi nội dung công việc:
* Nội dung công việc:
Công ty cổ phần XYZ
Số lượng nhân viên: 50 người
Vốn đầu tư: 1 tỉ VND
Doanh thu: không công khai
Hình thức: nhân viên chính thức
Chức vụ: trưởng phòng
Nội dung công việc:
- Buôn bán bất động sản, quản lý bất động sản, cho vay bất động sản.
- Tư vấn bất động sản và nghiệp vụ đại lý bảo hiểm tổn thất.
4. Hãy viết tóm tắt những kinh nghiệm làm việc của bạn
Để nhà tuyển dụng có thể hiểu và nắm bắt được kinh nghiệm làm việc của bạn nhanh nhất, hãy ghi lại một cách tóm tắt những công việc bạn đã làm đối với mỗi nơi mà bạn đã từng làm việc. Trong trường hợp thăng chức hay có sự di chuyển về nhân sự, bạn hãy kết hợp lại để ghi.
Ví dụ về việc ghi tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
* Tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
Loại công việc: Nhân sự
Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Được tuyển dụng vào công ty ngay sau khi ra trường và phụ trách về mặt nhân sự nói chung. Sau 3 năm, thăng chức lên trưởng phòng nhân sự, phụ trách, quản lý 3 nhân viên cấp dưới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ nhân sự.
8 điểm cần lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch (phần 2)
Nối tiếp phần 1, hãy xem xét các điểm cần lưu ý tiếp theo khi viết Sơ yếu lý lịch.
5. Hãy chia và viết nội dung công việc thành các mục nhỏ
Hãy lồng vào phần tóm tắt kinh nghiệm làm việc những nội dung chi tiết hơn.
Nếu bạn chia các nội dung cần truyền đạt thành các mục nhỏ thì nó sẽ trở thành 1 bản tóm tắt và người đọc có thể nhận ra ngay lập tức.
Ví dụ về nội dung công việc:
* Lý lịch làm việc:
- Tháng 9 năm 2008: Được tuyển vào công ty, làm việc tại bộ phận nhân sự
- Tháng 3 năm 2011: Thăng chức lên trưởng phòng nhân sự (với 3 nhân viên cấp dưới)
* Công việc phụ trách:
- Tuyển dụng: phụ trách đăng quảng cáo tìm người, quản lý việc ứng tuyển, phỏng vấn, quản lý công ty giới thiệu nhân lực
- Lập các phương án nghiên cứu đào tạo (đào tạo các nhân viên mới, quản lý các thực tập sinh)
- Xây dựng, chỉnh sửa các quy định và chế độ nhân sự (Nêu rõ các quy định, chế độ chính đã xây dựng)
- Phát triển chế độ đánh giá nhân viên (Nêu quá trình nâng cấp)
6. Hãy viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc và thành tích
Đây là điểm quan trọng nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của bạn. Hãy cố gắng viết một cách khách quan và đưa ra những số liệu, sự kiện một cách cụ thể. Tránh việc quá phô trương hay PR quá mức.
Ví dụ:
* Thành tích:
- Thực hiện được việc nâng cấp và phát triển chế độ đánh giá nhân viên
- Hoàn thành các văn bản hướng dẫn để đào tạo nhân viên thực tập
- Năm 2011: tuyển 12 người có kinh nghiệm làm việc (hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra)
* Kinh nghiệm quản lý:
- Với vị trí trưởng phòng nhân sự, phụ trách 3 nhân viên cấp dưới. Đối với mỗi người, thiết lập nhiệm vụ và chỉ tiêu cho mỗi tháng, hướng dẫn họ để có thể hoàn thành chỉ tiêu đó.
7. Khi viết về lý do nghỉ việc, đừng viết 1 cách phủ định, hãy viết 1 cách tích cực
Nếu bạn viết về những bất mãn đối với những quy định, chế độ đãi ngộ của công ty nơi bạn đã làm việc thì sẽ gây một ấn tượng mang tính phủ định đối với nhà tuyển dụng. Nếu tự bạn nghỉ việc thì hãy nhấn mạnh đến những lý do tích cực khiến bạn đã chuyển việc hoặc muốn chuyển việc.
Ví dụ:
*Lý do chuyển việc:
Công việc hiện nay của tôi chủ yếu chỉ liên quan đến vấn đề tuyển dụng. Tôi muốn có thời gian làm thêm một số công việc để có thể tích lũy nhiều hơn các kinh nghiệm khác trong lĩnh vực nhân sự như công việc điều chỉnh chế độ nhân sự,… Vì vậy, tôi đã quyết tâm chuyển việc.
8. Hãy viết về mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp chính là một phần quan trọng giúp bạn PR bản thân trước nhà tuyển dụng, hãy cho họ thấy những điểm mạnh mà bạn đã gặt hái được qua những kinh nghiệm làm việc từ trước tới nay: Bạn đã làm những công việc gì? Và bạn dự định phát huy những kinh nghiệm đó tại doanh nghiệp đang tuyển dụng như thế nào? Bạn hãy chia mục tiêu nghề nghiệp thành một vài mục nhỏ và đặt tiêu đề cho mỗi mục. Làm như vậy, bạn đã có thể khiến cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn muốn PR điều gì.
Ví dụ:
* Mục tiêu nghề nghiệp:
- Phát huy kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự trong 4 năm làm việc (công việc chính là tuyển dụng nhân sự):
4 năm qua, tôi đã làm rất nhiều việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tuyển dụng. Và tôi muốn phát huy những kinh nghiệm thu được qua quá trình này trong công việc sắp tới.
- Muốn làm rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự nói chung:
Tôi muốn được làm và thử sức mình đối với rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự, từ việc liên quan đến tuyển dụng đến những công việc như thiết lập, xây dựng chế độ nhân sự, người lao động,…
5 BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO HỒ SƠ ẤN TƯỢNG
Bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mà phía nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn hy vọng, mong chờ cuộc điện thoại, hồi âm từ phía nhà tuyển dụng, nhưng mãi vẫn không có phản hồi nào cả. Lúc này bạn nên xem lại Résume của mình được viết như thế nào? Vì một khi nhà tuyển dụng đăng tuyển thì có rất nhiều hồ sơ gửi đến vì vậy những kinh nghiệm tạo Résume ấn tượng mà chúng tôi chia sẽ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng.
1. Bạn nên làm mới hồ sơ
Nhận thấy mình có nhu cầu đổi việc thế là bạn lấy lại hồ sơ có sẳn gửi ngay cho nhà tuyển dụng mà quên rằng đó là Résume mà mình đã làm lúc mới ra trường chưa có tí kinh nghiệm gì cả. Nếu gửi một bộ hồ sơ như thế này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không nhắc máy lên và gọi cho bạn vì họ đòi hỏi có kinh nghiệm nhưng bạn không thể hiện những nội dung lên trên Résume thì làm sao họ có thể biết được đều đó. Résume thể hiện một phần của bản thân mình, có thể xem như một món “hàng hóa” mà bạn sẽ rao bán trước nhà tuyển dụng nên trước khi nộp hồ sơ bạn nên chỉnh sửa và bổ sung để thêm vào đó phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn.
2. Bạn nên mô tả những kiến thức đã tích lũy và các việc làm Part-time
Nếu bạn là Sinh viên mới tốt nghiệp, bạn đừng quên mô tả rõ những công việc bạn từng làm như các việc bán thời gian (nếu có), những hoạt động đoàn trường…vì đây là phần kinh nghiệm thực tế mà bạn từng trãi nghiệm cho dù nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Và nó cũng góp phần tăng thêm phần ưu thế nếu công việc đó có nét tương đồng với công việc ứng tuyển của bạn. Bạn cũng nên phát huy kiến thức về các môn học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chẳng hạn, trong quá trình học đại học tôi đã được học các môn học như nghiệp vụ kinh doanh, marketing, đàm phán… điều đó cũng góp phần tạo nền tảng giúp tôi tự tin để ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh. Những kiến thức đó giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá khả năng của bạn.
3. Không nên đưa vào những thông tin bất lợi cho mình
Nếu trong quá trình làm việc có những thời gian gián đoạn thì bạn cũng không nên đề cập quá nhiều trong Résume.
4. Nhấn mạnh phần kỹ năng
Nhiều ứng viên vẫn còn bỏ quên hoặc không chú trọng lắm ở phần này. Bạn có biết rằng vấn đề kỹ năng thật sự rất quan trọng, những kỹ năng gắn liền với thành công của bạn luôn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Chẳng hạn tôi có kỹ năng quản lí và tôi đã có thành tích làm trưởng nhóm luôn đưa nhóm tôi hoàn thành mục tiêu trước kế họach…
Bạn luôn bám sát yêu cầu công việc và mô tả của vị trí tuyển dụng từ đó nên xoáy sâu vào những kỹ năng mà tính chất công việc yêu cầu. Nên lướt qua những kỹ năng không cần thiết.
5. Bạn không nên nói không đúng sự thật
Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về thành tích của mỗi cá nhân tuy nhiên bạn không nên nói quá sự thật vì họ sẽ dễ dàng nhận ra điều đó có đúng hay không.
Chắc chắn họ sẽ không tuyển dụng ứng viên mà họ cảm thấy không tin tưởng.
Với những thiếu sót mà chúng tôi rút ra từ những bộ hồ sơ của các bạn gửi đến Careerlink, hy vọng có thể giúp các bạn có thể hoàn thiện Résume của mình và dễ dàng lọt vào tầm nhắm của nhà tuyển dụng.
Làm gì để hồ sơ của bạn được chú ý?
Có nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến hồ sơ của bạn không được nhà tuyển dụng chú ý và chọn lựa. Bạn cần phải viết một bản lý lịch rõ ràng, súc tích, gây ấn tượng mạnh nơi người đọc là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ứng viên lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà tuyển dụng.
Không một nhà tuyển dụng nào đọc hồ sơ của bạn kỹ càng trong lần đầu tiên, vì thế bạn phải viết resume làm sao để thu hút sự chú ý của họ ngay từ lần đầu nhìn thấy hồ sơ của bạn. Để làm được điều đó, ngoài việc bạn tham khảo các tài liệu hướng dẫn viết resume, những mẫu cv hay cùng với việc nhờ người đáng tin cậy hướng dẫn, sửa lỗi chính tả. Bạn nên chú ý những điều sau:
1. Hãy dùng những từ ngữ cô đọng, ấn tượng và thật chính xác để giới thiệu trước nhà tuyển dụng những thành tích xuất sắc của bạn trong quá trình làm việc.
2. Trình bày những kỹ năng theo thứ tự thời gian, bắt đầu là những công việc và kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích trong những năm gần đây nhất rồi theo thứ tự thời gian trở về trước. Nếu cần thiết có thể sử dụng những gam màu sắc thích hợp tô đậm từng mục cụ thể trong bảng resume để tạo ấn tương.
3. Sử dụng những động từ có tác động mạnh và mang tính chất miêu tả. Đồng thời dùng những gạch đầu dòng để mô tả những thành tích và công việc của bạn
4. Bạn nên biến đổi hồ sơ xin việc theo từng vị trí mà bạn đang muốn dự tuyển. Tập trung nêu rõ những công việc và hoạt động có liên quan và lượt bớt những hoạt động không liên quan đến vị trí mà bạn cần dự tuyển. Ví dụ bạn từng là một người phụ trách nhân sự trong thời gian 2 năm, sau đó làm công việc văn thư - lưu trữ. Bây giờ bạn muốn nộp đơn cho vị trí trưởng phòng nhân sự bạn phải nêu nổi bật những kỹ năng chuyên môn, những kinh nghiệm trong công tác nhân sự và chỉ nêu lướt qua công việc ở vị trí văn thư trong hồ sơ.
5. Đừng nên nêu những lý do mà bạn muốn thay đổi công việc trong bảng resume. Điều đó khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn vì cho rằng bạn là người không muốn gắn bó với công ty. Tâm lý nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhân viên mới sẽ làm việc lâu dài với công ty và ổn định
Bước đầu tiên là :
Bí quyết viết hồ sơ xin việc trực tuyến hiệu quả
Một trong những nhân tố giúp bạn trẻ thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng là cần phải chuẩn bị cho mình một bảng sơ yếu lý lịch tuyệt vời để “ra mắt” nhà tuyển dụng. Vì hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên tạo ấn tượng mạnh mẽ nơi nhà tuyển dụng, chính vì điều đó bạn phải chuẩn bị nó thật kỹ để thể hiện những kinh nghiệm và mô tả về bản thân một cách tốt nhất, có lợi nhất cho bạn. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý để tạo một hồ sơ trực tuyến hiệu quả.
Tạo một ấn tượng ban đầu mạnh mẽ
Hầu hết nhà tuyển dụng thường dành chưa tới 30 giây để đọc CV của bạn. Vì vậy, ấn tượng ban đầu là rất quan trọng.
Chẳng hạn khi đọc một bài báo, bao giờ bạn cũng đọc lướt những dòng đầu tiên, sau đó mới quyết định xem có đọc tiếp hay không. Tương tự như vậy, nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV của bạn và nhìn vào một điểm nhấn duy nhất trong đó mà thôi. Vì thế, hãy tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng việc chú trọng đến điểm nổi bật nhất của bạn.
Bạn có thể nhờ một người đáng tin cậy để chỉnh sửa CV cho bạn. Đây là cách rất tốt giúp bạn vượt qua những thách thức và gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Tất nhiên, cách rẻ nhất vẫn là bạn tự chỉnh sửa nó. Có rất nhiều cuốn sách và websites cung cấp các mẫu CV, bạn có thể đọc để tham khảo và hoàn chỉnh cv của bạn giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Thu thập thông tin
Điều trước tiên bạn cần phải lưu ý là mục tiêu của bạn khi viết resume. Bạn nên trả lời được các câu hỏi chẳng hạn như: Bạn viết resume này cho vị trí nào? những yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí ấy là gì? khi nắm rõ những mô tả cụ thể từ phía nhà tuyển dụng và hiểu được sự thích hợp của bản thân cho vị trí ấy ở mức nào, bạn có thể bắt đầu viết một cv hiệu quả và thu hút nhà tuyển dụng.
Nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân
Đầu tiên, hãy chỉ ra điểm mạnh của bạn bởi nhà tuyển dụng thường không có thời gian đọc hết một đoạn văn dài trong CV để tìm ra những kỹ năng quan trọng của bạn. Do vậy, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây. - Viết các tiêu đề cho CV hoặc slogan ấn tượng gắn với vị trí, ước muốn mà bạn dự tuyển vào công ty.
Tiêu đề là cái mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn nó đầu tiên. Những CV được chú ý nhiều nhất thường có những tiêu đề bắt mắt và hấp dẫn người đọc.
- Dùng những động từ có tác động mạnh để làm nổi bật các kỹ năng. Từ khoá là những tính từ và danh từ để miêu tả những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Bạn viết dài, không sao đối với một bản CV trực tuyến, nhưng sẽ rất khó để nhà tuyển dụng có thể nhận ra các kỹ năng của bạn nếu không có các từ khoá.
- Nêu những thành quả của bạn. Nếu một ứng cử viên sử dụng những con số, hoặc một danh sách các thành quả thì sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá bạn.
Viết đơn giản, ngắn gọn, xúc tích
Bỏ tất cả các ký hiệu, các câu chữ trừu tượng trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng và nhớ đừng quên chỉnh sửa nó. Hãy kiểm tra các lỗi về chính tả và ngữ pháp. Tốt hơn, bạn nên nhờ một người khác xem giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Lưu ý khi gửi
Khi viết CV trực tuyến, để có thể nổi bật trước hàng trăm đối thủ, bạn cần phải tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho CV của mình. Với một CV ngắn gọn, sáng sủa cùng với một chút nghệ thuật marketing tới nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Cách viết sơ yếu lý lịch ( Tóm tắt 3 điểm chính )
Con đường tìm kiếm việc làm của bạn thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn trước đó. Bản sơ yếu lý lịch chính là viên gạch đặt nền móng cho quá trình tìm việc nên nó cần phải được chú trọng và hoàn thiện. Giai đoạn chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng là tiếp điểm đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng, cho nên, hãy viết một bản sơ yếu lý lịch khiến cho nhà tuyển dụng khi đọc cảm thấy rằng bạn là một trong những ứng cử viên sáng giá và họ cần phải gặp được bạn.
Hãy viết một cách rõ ràng các mục nhà tuyển dụng yêu cầu
Thử thách đầu tiên trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn chính là làm sao để vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ. Nếu bạn không thể làm cho nhà tuyển dụng trở nên chú ý khi đọc Sơ yếu lý lịch của bạn thì đừng mong bạn sẽ được mời đi phỏng vấn.
Điều quan trọng nhất là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân và làm thế nào để bạn trở thành người tỏa sáng trong hàng chục, hàng trăm đối thủ khác?
Sau đây là 3 yếu tố cần đạt được để có thể giúp bạn tạo ra một bản sơ yếu lý lịch thành công:
1. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” dễ nhìn
Một yêu cầu không mới nhưng chưa bao giờ cũ và luôn đúng với mọi môi trường đó là làm nổi bật sơ yếu lý lịch của bạn với những nội dung và hình thức “bắt mắt”. Như một phản xạ vật lý tự nhiên, ban tuyển dụng thường bị thu hút bởi những bản sơ yếu lý lịch gọn gàng và trình bày khoa học.
Hồ sơ của bạn sẽ bị lẫn trong hàng chục thậm chí là hàng trăm hồ sơ xin việc khác. Vì vậy, ban tuyển dụng sẽ không thể đọc hết tất cả các hồ sơ một cách chi tiết ngoại trừ những bản sơ yếu thực sự nổi bật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù trong lý lịch của mình, bạn có viết những điều tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa mà trông rất khó coi thì việc nhà tuyển dụng bỏ qua hồ sơ của bạn để dời đến một bản Sơ yếu lý lịch khác là một điều dễ hiểu. Để điều này không xảy ra, đầu tiên, bạn hãy cố gắng viết một bản sơ yếu lý lịch thật dễ nhìn: Minh bạch với bố cục rõ ràng và lô gích; Nhất quán – dùng phông và kiểu chữ thống nhất.
Bạn hãy sắp xếp các tiêu mục một cách khoa học, làm nổi bật các điểm mạnh với độ dài vừa phải, tránh cảm giác “ngại” đọc thường xảy ra với các nhà tuyển dụng.
=> Tóm lại : Đẹp, Độc, lạ
2. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” dễ hiểu
Điều gì có thể giúp bạn không bị từ chối ở vòng sơ tuyển hồ sơ khi nhà tuyển dụng thường chỉ xem lướt qua bản sơ yếu lý lịch chỉ trong vòng 10-15 giây? Lúc này, một bản sơ yếu ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu đối với nhà tuyển dụng sẽ phần nào quyết định được.
Quan trọng là bạn có thể tính trước được những nội dung trong CV có thể khiến nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy băn khoăn, thắc mắc khi đọc tới hay không và hãy viết luôn câu trả lời cho những nghi vấn đó. Có một vấn đề mà bạn cần phải chú ý đó là đừng “quá tin tưởng” vào nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng nắm rõ tất cả những khái niệm hay vấn đề liên quan đến nội dung công việc trước đây của bạn. Đã có rất nhiều người trong số những người ứng tuyển cho rằng chỉ cần viết tên công ty hoặc tên bộ phận mình đã từng làm việc thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu nội dung công việc cũng như hiệu suất làm việc của mình. Bạn hãy vứt bỏ đi suy nghĩ rằng “Chỉ cần viết tóm tắt thôi thì nhà tuyển dụng cũng sẽ vẫn hiểu được”
Khi bạn ứng tuyển vào một công ty có lĩnh vực kinh doanh khác với các công ty mà bạn đã từng làm thì trong sơ yếu lý lịch nên hạn chế việc sử dụng những từ ngữ chuyên ngành. Nếu như bắt buộc phải viết như vậy, thì hãy cố gắng viết kèm theo những chú giải, để bất cứ ai khi đọc cũng đều có thể hiểu.
Khi bạn muốn đưa ra những thành tích mà bản thân đã đạt được trong công việc trước kia như thành tích cải thiện doanh thu hay chi phí, hãy cố gắng đưa ra những con số cụ thể. Và để có thể truyền đạt được giá trị của những con số đó, bạn hãy đưa ra thêm những thông tin như ở công ty trước kia, doanh số của bạn đứng thứ mấy hoặc so với những năm trước đó đã tăng lên như thế nào. Làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thực lực của bạn một cách chính xác hơn.
Tóm lại : Viết thì ai cũng đọc cũng hiểu
3. Viết một bản “Sơ yếu lý lịch” phù hợp với vị trí ứng tuyển và phù hợp với nhà tuyển dụng.
Trọng điểm thứ 3 để có thể viết một bản lý lịch có hiệu quả đó là việc tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng và viết một bản Sơ yếu lý lịch phù hợp nhất với nhà tuyển dụng đó. Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là phải tìm hiểu xem họ cần gì và họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.
Bạn nên chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch bạn gửi đều phải tùy biến theo vị trí và yêu cầu của công ty. Đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như nhà tuyển dụng làm về lĩnh vực dịch vụ nhưng trong bản “Sơ yếu lý lịch” lại viết “Muốn làm việc trong lĩnh vực sản xuất”, trường hợp khác, vị trí ứng tuyển là nhân viên kinh doanh nhưng trong bản lý lịch lại viết “Muốn làm công việc liên quan đến nhân sự”. Những bản lý lịch như thế này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đã không thực sự tìm hiểu về công ty và chỉ dùng cùng một bản lý lịch để gửi cho rất nhiều công ty khác nhau.
Đầu tiên, bạn hãy xác định xem mình muốn làm công việc gì và tại một doanh nghiệp như thế nào. Tiếp đó, hãy nêu lên lý do tại sao bản thân bạn lại ứng tuyển vào doanh nghiệp đó.
Nói một cách cụ thể, từ kinh nghiệm của bản thân, bạn hãy xác định những điều mà nhà tuyển dụng đang mong đợi ở bạn và có thể sẽ thấy hứng thú khi đọc, những điểm này có thể giải thích vì sao kinh nghiệm của bản thân bạn lại phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hãy trình bày kỹ và làm rõ về nó hơn so với những điểm khác.
Nếu muốn hồ sơ của bạn được chọn thì bạn nên trình bày chính những thông tin mà đối phương đang muốn biết. Rất nhiều ứng viên bị rơi vào tình trạng toàn viết ra nguyện vọng của mình mà không nhận ra rằng, điều mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là: kinh nghiệm và sở trường (khả năng) của bạn là gì và bạn sẽ phát huy nó trong công việc như thế nào?
Trong đó, để có thể truyền đạt những thông tin về bạn đến nhà tuyển dụng, bạn cần phải đặc biệt làm rõ những sở trường chính của bạn, những kinh nghiệm làm việc một cách tóm tắt và chi tiết. Cùng với thành tích của mình, bạn cũng nên chia sẻ thêm về nguyện vọng cũng như cách thức để phát huy những kinh nghiệm đó như thế nào.
Bằng cách tìm hiểu, ý thức được về nhà tuyển dụng và viết một bản “Sơ yếu lý lịch” thực sự phù hợp, bạn sẽ có thể để lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng và cơ hội được mời đi phỏng vấn của bạn là rất cao.
Tóm lại : biết người, biết ta, 100 trận 1000 thắng
8 điểm cần lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch
Khi nhà tuyển dụng và bạn chưa gặp nhau, sơ yếu lý lịch chính là cơ hội duy nhất và hữu hiệu nhất để bạn “tiếp thị” hình ảnh của mình đến với họ. Vậy làm thế nào để CV của bạn có thể dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng?
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để có được một bản sơ yếu lí lịch ấn tượng đối với nhà tuyển dụng:
1. Hãy viết một bản Sơ yếu lý lịch dễ nhìn, dễ hiểu và phù hợp với nhà tuyển dụng
Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì vậy, bạn có được mời đi phỏng vấn hay không phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng có bị bản sơ yếu lý lịch của bạn thu hút hay không. Từ đó, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân.
Nếu bạn chưa đọc về điều này thì có thể tham khảo bài viết trước đây:
Cách viết sơ yếu lý lịch (tóm tắt 3 điểm chính)
2. Hãy viết về tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn
Bạn hãy ghi tất cả những doanh nghiệp nơi bạn đã có kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể viết về kinh nghiệm làm thêm nhưng nếu bạn đã đi làm chính thức thì về cơ bản, không cần thiết phải ghi những kinh nghiệm làm thêm này.
Trong trường hợp, công ty mà bạn từng làm việc có sự thay đổi về tên, hoặc liên doanh với công ty khác như mua lại và sáp nhập v.v.. thì bạn cũng không cần phải ghi thành 2 mục riêng. Chỉ cần ghi chú sự thay đổi này là đủ.
3. Hãy liệt kê nội dung công việc cũng như một vài thông tin về công ty
Thông thường, khi bạn tham khảo các bản Sơ yếu lý lịch khác, bạn sẽ thấy có rất nhiều người không ghi thông tin về những công ty mà họ đã có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng là một sự thiếu sót, bạn nên viết thêm một vài thông tin như lĩnh vực hoạt động, quy mô,… của công ty đó.
Ví dụ về cách ghi nội dung công việc:
* Nội dung công việc:
Công ty cổ phần XYZ
Số lượng nhân viên: 50 người
Vốn đầu tư: 1 tỉ VND
Doanh thu: không công khai
Hình thức: nhân viên chính thức
Chức vụ: trưởng phòng
Nội dung công việc:
- Buôn bán bất động sản, quản lý bất động sản, cho vay bất động sản.
- Tư vấn bất động sản và nghiệp vụ đại lý bảo hiểm tổn thất.
4. Hãy viết tóm tắt những kinh nghiệm làm việc của bạn
Để nhà tuyển dụng có thể hiểu và nắm bắt được kinh nghiệm làm việc của bạn nhanh nhất, hãy ghi lại một cách tóm tắt những công việc bạn đã làm đối với mỗi nơi mà bạn đã từng làm việc. Trong trường hợp thăng chức hay có sự di chuyển về nhân sự, bạn hãy kết hợp lại để ghi.
Ví dụ về việc ghi tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
* Tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
Loại công việc: Nhân sự
Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Được tuyển dụng vào công ty ngay sau khi ra trường và phụ trách về mặt nhân sự nói chung. Sau 3 năm, thăng chức lên trưởng phòng nhân sự, phụ trách, quản lý 3 nhân viên cấp dưới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ nhân sự.
8 điểm cần lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch (phần 2)
Nối tiếp phần 1, hãy xem xét các điểm cần lưu ý tiếp theo khi viết Sơ yếu lý lịch.
5. Hãy chia và viết nội dung công việc thành các mục nhỏ
Hãy lồng vào phần tóm tắt kinh nghiệm làm việc những nội dung chi tiết hơn.
Nếu bạn chia các nội dung cần truyền đạt thành các mục nhỏ thì nó sẽ trở thành 1 bản tóm tắt và người đọc có thể nhận ra ngay lập tức.
Ví dụ về nội dung công việc:
* Lý lịch làm việc:
- Tháng 9 năm 2008: Được tuyển vào công ty, làm việc tại bộ phận nhân sự
- Tháng 3 năm 2011: Thăng chức lên trưởng phòng nhân sự (với 3 nhân viên cấp dưới)
* Công việc phụ trách:
- Tuyển dụng: phụ trách đăng quảng cáo tìm người, quản lý việc ứng tuyển, phỏng vấn, quản lý công ty giới thiệu nhân lực
- Lập các phương án nghiên cứu đào tạo (đào tạo các nhân viên mới, quản lý các thực tập sinh)
- Xây dựng, chỉnh sửa các quy định và chế độ nhân sự (Nêu rõ các quy định, chế độ chính đã xây dựng)
- Phát triển chế độ đánh giá nhân viên (Nêu quá trình nâng cấp)
6. Hãy viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc và thành tích
Đây là điểm quan trọng nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của bạn. Hãy cố gắng viết một cách khách quan và đưa ra những số liệu, sự kiện một cách cụ thể. Tránh việc quá phô trương hay PR quá mức.
Ví dụ:
* Thành tích:
- Thực hiện được việc nâng cấp và phát triển chế độ đánh giá nhân viên
- Hoàn thành các văn bản hướng dẫn để đào tạo nhân viên thực tập
- Năm 2011: tuyển 12 người có kinh nghiệm làm việc (hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra)
* Kinh nghiệm quản lý:
- Với vị trí trưởng phòng nhân sự, phụ trách 3 nhân viên cấp dưới. Đối với mỗi người, thiết lập nhiệm vụ và chỉ tiêu cho mỗi tháng, hướng dẫn họ để có thể hoàn thành chỉ tiêu đó.
7. Khi viết về lý do nghỉ việc, đừng viết 1 cách phủ định, hãy viết 1 cách tích cực
Nếu bạn viết về những bất mãn đối với những quy định, chế độ đãi ngộ của công ty nơi bạn đã làm việc thì sẽ gây một ấn tượng mang tính phủ định đối với nhà tuyển dụng. Nếu tự bạn nghỉ việc thì hãy nhấn mạnh đến những lý do tích cực khiến bạn đã chuyển việc hoặc muốn chuyển việc.
Ví dụ:
*Lý do chuyển việc:
Công việc hiện nay của tôi chủ yếu chỉ liên quan đến vấn đề tuyển dụng. Tôi muốn có thời gian làm thêm một số công việc để có thể tích lũy nhiều hơn các kinh nghiệm khác trong lĩnh vực nhân sự như công việc điều chỉnh chế độ nhân sự,… Vì vậy, tôi đã quyết tâm chuyển việc.
8. Hãy viết về mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp chính là một phần quan trọng giúp bạn PR bản thân trước nhà tuyển dụng, hãy cho họ thấy những điểm mạnh mà bạn đã gặt hái được qua những kinh nghiệm làm việc từ trước tới nay: Bạn đã làm những công việc gì? Và bạn dự định phát huy những kinh nghiệm đó tại doanh nghiệp đang tuyển dụng như thế nào? Bạn hãy chia mục tiêu nghề nghiệp thành một vài mục nhỏ và đặt tiêu đề cho mỗi mục. Làm như vậy, bạn đã có thể khiến cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn muốn PR điều gì.
Ví dụ:
* Mục tiêu nghề nghiệp:
- Phát huy kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự trong 4 năm làm việc (công việc chính là tuyển dụng nhân sự):
4 năm qua, tôi đã làm rất nhiều việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tuyển dụng. Và tôi muốn phát huy những kinh nghiệm thu được qua quá trình này trong công việc sắp tới.
- Muốn làm rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự nói chung:
Tôi muốn được làm và thử sức mình đối với rất nhiều loại công việc liên quan đến vấn đề nhân sự, từ việc liên quan đến tuyển dụng đến những công việc như thiết lập, xây dựng chế độ nhân sự, người lao động,…
5 BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO HỒ SƠ ẤN TƯỢNG
Bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mà phía nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn hy vọng, mong chờ cuộc điện thoại, hồi âm từ phía nhà tuyển dụng, nhưng mãi vẫn không có phản hồi nào cả. Lúc này bạn nên xem lại Résume của mình được viết như thế nào? Vì một khi nhà tuyển dụng đăng tuyển thì có rất nhiều hồ sơ gửi đến vì vậy những kinh nghiệm tạo Résume ấn tượng mà chúng tôi chia sẽ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng.
1. Bạn nên làm mới hồ sơ
Nhận thấy mình có nhu cầu đổi việc thế là bạn lấy lại hồ sơ có sẳn gửi ngay cho nhà tuyển dụng mà quên rằng đó là Résume mà mình đã làm lúc mới ra trường chưa có tí kinh nghiệm gì cả. Nếu gửi một bộ hồ sơ như thế này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không nhắc máy lên và gọi cho bạn vì họ đòi hỏi có kinh nghiệm nhưng bạn không thể hiện những nội dung lên trên Résume thì làm sao họ có thể biết được đều đó. Résume thể hiện một phần của bản thân mình, có thể xem như một món “hàng hóa” mà bạn sẽ rao bán trước nhà tuyển dụng nên trước khi nộp hồ sơ bạn nên chỉnh sửa và bổ sung để thêm vào đó phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn.
2. Bạn nên mô tả những kiến thức đã tích lũy và các việc làm Part-time
Nếu bạn là Sinh viên mới tốt nghiệp, bạn đừng quên mô tả rõ những công việc bạn từng làm như các việc bán thời gian (nếu có), những hoạt động đoàn trường…vì đây là phần kinh nghiệm thực tế mà bạn từng trãi nghiệm cho dù nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Và nó cũng góp phần tăng thêm phần ưu thế nếu công việc đó có nét tương đồng với công việc ứng tuyển của bạn. Bạn cũng nên phát huy kiến thức về các môn học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chẳng hạn, trong quá trình học đại học tôi đã được học các môn học như nghiệp vụ kinh doanh, marketing, đàm phán… điều đó cũng góp phần tạo nền tảng giúp tôi tự tin để ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh. Những kiến thức đó giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá khả năng của bạn.
3. Không nên đưa vào những thông tin bất lợi cho mình
Nếu trong quá trình làm việc có những thời gian gián đoạn thì bạn cũng không nên đề cập quá nhiều trong Résume.
4. Nhấn mạnh phần kỹ năng
Nhiều ứng viên vẫn còn bỏ quên hoặc không chú trọng lắm ở phần này. Bạn có biết rằng vấn đề kỹ năng thật sự rất quan trọng, những kỹ năng gắn liền với thành công của bạn luôn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Chẳng hạn tôi có kỹ năng quản lí và tôi đã có thành tích làm trưởng nhóm luôn đưa nhóm tôi hoàn thành mục tiêu trước kế họach…
Bạn luôn bám sát yêu cầu công việc và mô tả của vị trí tuyển dụng từ đó nên xoáy sâu vào những kỹ năng mà tính chất công việc yêu cầu. Nên lướt qua những kỹ năng không cần thiết.
5. Bạn không nên nói không đúng sự thật
Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về thành tích của mỗi cá nhân tuy nhiên bạn không nên nói quá sự thật vì họ sẽ dễ dàng nhận ra điều đó có đúng hay không.
Chắc chắn họ sẽ không tuyển dụng ứng viên mà họ cảm thấy không tin tưởng.
Với những thiếu sót mà chúng tôi rút ra từ những bộ hồ sơ của các bạn gửi đến Careerlink, hy vọng có thể giúp các bạn có thể hoàn thiện Résume của mình và dễ dàng lọt vào tầm nhắm của nhà tuyển dụng.
Làm gì để hồ sơ của bạn được chú ý?
Có nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến hồ sơ của bạn không được nhà tuyển dụng chú ý và chọn lựa. Bạn cần phải viết một bản lý lịch rõ ràng, súc tích, gây ấn tượng mạnh nơi người đọc là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ứng viên lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà tuyển dụng.
Không một nhà tuyển dụng nào đọc hồ sơ của bạn kỹ càng trong lần đầu tiên, vì thế bạn phải viết resume làm sao để thu hút sự chú ý của họ ngay từ lần đầu nhìn thấy hồ sơ của bạn. Để làm được điều đó, ngoài việc bạn tham khảo các tài liệu hướng dẫn viết resume, những mẫu cv hay cùng với việc nhờ người đáng tin cậy hướng dẫn, sửa lỗi chính tả. Bạn nên chú ý những điều sau:
1. Hãy dùng những từ ngữ cô đọng, ấn tượng và thật chính xác để giới thiệu trước nhà tuyển dụng những thành tích xuất sắc của bạn trong quá trình làm việc.
2. Trình bày những kỹ năng theo thứ tự thời gian, bắt đầu là những công việc và kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích trong những năm gần đây nhất rồi theo thứ tự thời gian trở về trước. Nếu cần thiết có thể sử dụng những gam màu sắc thích hợp tô đậm từng mục cụ thể trong bảng resume để tạo ấn tương.
3. Sử dụng những động từ có tác động mạnh và mang tính chất miêu tả. Đồng thời dùng những gạch đầu dòng để mô tả những thành tích và công việc của bạn
4. Bạn nên biến đổi hồ sơ xin việc theo từng vị trí mà bạn đang muốn dự tuyển. Tập trung nêu rõ những công việc và hoạt động có liên quan và lượt bớt những hoạt động không liên quan đến vị trí mà bạn cần dự tuyển. Ví dụ bạn từng là một người phụ trách nhân sự trong thời gian 2 năm, sau đó làm công việc văn thư - lưu trữ. Bây giờ bạn muốn nộp đơn cho vị trí trưởng phòng nhân sự bạn phải nêu nổi bật những kỹ năng chuyên môn, những kinh nghiệm trong công tác nhân sự và chỉ nêu lướt qua công việc ở vị trí văn thư trong hồ sơ.
5. Đừng nên nêu những lý do mà bạn muốn thay đổi công việc trong bảng resume. Điều đó khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn vì cho rằng bạn là người không muốn gắn bó với công ty. Tâm lý nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhân viên mới sẽ làm việc lâu dài với công ty và ổn định
Cái thứ 5 ko ổn, ko phải cty nào cũng có ý nghĩ này
Sưu tầm tại http://www.careerlink.vn/
Comments
Post a Comment